Triệu chứng lâm sàng của TVĐĐ CSTL được biểu hiện bằng hai hội chứng: hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh

- Hội chứng cột sống.
- Đau cột sống thắt lưng: Khởi đầu đau cấp tính tiến triển và giảm dần sau đó đau tái phát trở thành mạn tính và dần đau lan xuống theo khu vực chi phối của các rễ thần kinh thắt lưng cùng.
Đau với đặc điểm: tăng lên khi ho, hắt hơi, thay đổi tư thế, giảm khi được nghỉ ngơi, tăng lên lúc nửa đêm về sáng. Toàn bộ các đặc điểm trên được gọi là đau có tính chất cơ học. - Các biến dạng cột sống: Trong TVĐĐ/ CSTL hai triệu chứng: mất đường cong sinh lý và vẹo cột sống thắt lưng là thường gặp hơn cả.
- Có điểm đau cột sống và cạnh sống thắt lưng: Rất phổ biến, tương ứng với các đoạn vận động bệnh lý và là điểm xuất chiếu đau của các rễ thần kinh tương ứng.
- Hạn chế tầm hoạt động của cột sống thắt lưng chủ yếu là hạn chế khả năng nghiêng về bên ngược với tư thế chống đau và khả năng cúi.
- Hội chứng thần kinh.
- Đau lan theo dọc đường đi của rễ thần kinh chi phối.
- Rối loạn cảm giác lan theo dọc các dải cảm giác.
- Teo cơ do rễ thần kinh chi phối bị chèn ép.
- Giảm hoặc mất phản xạ gân xương.
- Đặc điểm đau rễ: đau dọc theo vị trí tương ứng rễ thần kinh bị chèn ép chi phối, đau có tính chất cơ học và xuất hiện sau đau thắt lưng cục bộ, cường độ đau không đồng đều giữa các vùng ở chân.
Có thể gặp đau cả hai chi dưới kiểu rễ, cần nghĩ đến khối thoát vị to ở trung tâm nhất là khi kèm theo ống sống có hẹp dù ít. Còn khi đau chuyển từ chân nọ sang chân kia một cách đột ngột, hoặc đau tiến triển vượt quá định khu của rễ, hoặc gây hội chứng đuôi ngựa cần nghĩ đến sự di chuyển của mảnh thoát vị lớn bị đứt rời gây nên. - Các dấu hiệu kích thích rễ: có giá trị chẩn đoán cao.
- Dấu hiệu Lassègue: Khi nâng từng chân lên cao dần, gối để duỗi thẳng bệnh nhân sẽ thấy đau và không thể nâng lên cao tiếp. Mức độ dương tính được đánh giá bằng góc tạo giữa trục chi và mặt giường, khi xuất hiện đau. Dấu hiệu Lassègue chéo còn có giá trị hơn: Khi nâng chân bên lành gây đau bên có thoát vị.
- Dấu hiệu “bấm chuông”: Khi ấn điểm đau cạnh cột sống thắt lưng (cách cột sống khoảng 2cm) xuất hiện đau lan dọc xuống chân theo khu vực phân bố của rễ thần kinh tương ứng.
- Điểm đau Valleix: Dùng ngón tay cái ấn sâu vào các điểm trên đường đi của dây thần kinh, bệnh nhân thấy đau nhói tại chỗ ấn. Gồm các điểm sau: giữa ụ ngồi – mấu chuyển lớn, giữa nếp lằn mông, giữa mặt sau đùi, giữa nếp khoeo, giữa cung cơ dép ở cẳng chân.
• Có thể gặp các dấu hiệu tổn thương rễ: - Rối loạn cảm giác: Giảm hoặc mất cảm giác kiểu rễ hoặc dị cảm (kiến bò, tê bì, nóng rát…) ở da theo khu vực rễ thần kinh chi phối.
- Rối loạn vận động: Khi chèn ép rễ L5 lâu ngày các cơ khu trước ngoài cẳng chân sẽ bị liệt làm cho bệnh nhân không thể đi bằng gót chân được (gấp bàn chân), còn với rễ S1 thì các cơ khu sau cẳng chân sẽ bị liệt làm bệnh nhân không thể đi kiễng chân được (duỗi bàn chân).
- Giảm phản xạ gân xương: Giảm phản xạ gân cơ tứ đầu của rễ L4 và gân gót của rễ S1.
- Có thể gặp teo cơ và rối loạn cơ tròn (bí đại tiểu tiện, đại tiểu tiện không tự chủ hoặc rối loạn chức năng sinh dục) khi tổn thương nặng, mạn tính, có chèn ép đuôi ngựa

Vật lý trị liệu:
- Điều trị bằng nhiệt lạnh :
Nhiệt làm giảm các triệu chứng đau của thoát vị đĩa đệm nhờ tác dụng làm giãn mạch sâu tại vị trí chườm làm giãn cơ, giảm viêm.
- Kéo giãn cột sống:
Tác dụng cơ học:
– Làm giảm áp lực nội đĩa đệm:
+ Dưới tác dụng của lực kéo giãn, hai thân đốt sống kế cận tách xa nhau, làm tăng chiều cao khoang gian đốt sống, thể tích khoang gian đốt sống tăng làm giảm áp lực trong khoang gian đốt sống (áp lực nội đĩa đệm). Giảm áp lực nội đĩa đệm dẫn tới hai hệ quả: làm tăng lượng dịch thấm vào đĩa đệm, giúp nhân nhày và đĩa đệm căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm; có thể giúp thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị lồi hoặc đĩa đệm thoát vị nếu vùng đĩa đệm và nhân nhày thoát vị chưa bị xơ hóa.
+ Cần lưu ý nếu kéo với lực lớn, thời gian đủ dài hoặc kéo với lực vừa phải nhưng thời gian kéo quá dài sẽ gây phù nề đĩa đệm. Hậu quả là làm tăng áp lực nội đĩa đệm sau kéo, làm tăng thể tích lồi đĩa đệm hoặc thể tích đĩa đệm thoát vị, tăng chèn ép rễ thần kinh gây đau tăng. Vì vậy, chọn lực kéo và thời gian một lần kéo thích hợp có ý nghĩa quan trọng quyết định kết quả điều trị.
– Điều chỉnh sai lệch của khớp đốt sống và cột sống:
+ Khi đĩa đệm bị thoái hoá hoặc thoát vị, thể tích đĩa đệm giảm, khoảng cách khoang gian đốt sống giảm gây di lệch diện khớp đốt sống. Các kích thích đau gây co cứng cơ cũng gây lệch vẹo cột sống. Các di lệch này tuy nhỏ nhưng thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp đốt sống và kích thích gây đau cột sống, tạo nên vòng xoắn bệnh lý.
+ Kéo giãn cột sống giúp điều chỉnh lại các di lệch, đặt lại vị trí khớp đốt sống, điều chỉnh tư thế lệch vẹo cột sống, giúp giảm đau, giảm tiến triển của quá trình thoái hóa khớp đốt sống.
– Giảm chèn ép rễ thần kinh:
Kéo giãn làm tăng đường kính dọc của khe gian đốt sống cả trong thời gian kéo và sau khi kéo (vì đĩa đệm được căng phồng trở lại, chiều cao khoang gian đốt sống tăng), làm giảm chèn ép rễ thần kinh, giảm các triệu chứng kích thích rễ, giảm đau.
- Siêu âm điều trị giúp dãn cơ, giảm viêm, lưu thông tuần hoàn
Greetings! Very helpful advice in this particular article! It is the little changes that will make the greatest changes.
Thanks for sharing!
Very interesting points you have mentioned, regards
for putting up.Money from blog