
1. Viêm khớp cùng chậu là gì?
– Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm tiến triển một hoặc cả hai khớp xương cùng (phần cuối hình tam giác của cột sống), đoạn kết nối xương sống và xương chậu ở gần hông. Bệnh là nguyên nhân chính gây nên viêm cột sống dính khớp.
– Viêm khớp ở vùng chậu là một trong những nguyên nhân gây đau lưng dưới, mông hoặc đùi. Điều đáng nói là tình trạng này thường khó chẩn đoán vì có khá nhiều bệnh gây đau ở vị trí tương tự như đau thần kinh tọa, viêm khớp cột sống, thoát vị đĩa đệm…
– Bệnh gây đau ở vùng cùng cụt, mông, hông, đùi, lưng dưới, có thể kéo dài xuống một hoặc cả hai chân, bàn chân và làm giới hạn các động tác cúi, ngửa, xoay… Nếu người bệnh đứng lâu hoặc bước lên cầu thang, cơn đau sẽ trở nên trầm trọng hơn.
2. Dấu hiệu viêm khớp cùng chậu
– Các cơn đau khớp cùng chậu thường xảy ra nhất ở vùng cột sống thắt lưng, mông và lưng dưới. Một số trường hợp ít hơn, cơn đau cũng có thể ảnh hưởng đến chân, háng và thậm chí cả bàn chân. Ngoài ra, dấu hiệu viêm khớp cùng chậu còn thể hiện qua:
+ Tình trạng cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh đứng lâu, dồn trọng lực sang một bên chân, đi lên cầu thang, chạy bộ, bước những bước dài, xoay hông …
+ Khi ngồi hoặc đứng lâu, đôi chân xuất hiện tình trạng tê cứng
Chân khó co, gập, duỗi, khoanh tròn
+ Dáng đi thay đổi, khả năng vận động hạn chế do bị đau
+ Vùng khớp bị viêm có biểu hiện sưng bóng, đỏ đau, rát buốt
+ Ở thai phụ, cơn đau diễn ra trầm trọng ở mọi tư thế
+ Sưng, nóng, đỏ, đau ở vùng khớp cùng chậu
+ Đôi khi có sốt nhẹ
+ Cảm giác đau do viêm khớp cùng chậu cũng rất đa dạng.
+ Người bệnh có thể đau rất dữ dội như có vật nhọn đâm vào hoặc âm ỉ, nhức buốt.
3. Nguyên nhân viêm khớp cùng chậu

– Chấn thương: Té ngã, tai nạn xe cơ giới, chơi thể thao… làm tác động ngoại lực lên khớp xương cùng hoặc các dây chằng hỗ trợ bao quanh dẫn đến viêm.
– Viêm khớp: Các loại viêm khớp có thể xảy ra ở các khớp xương cùng do tình trạng đứt dây chằng gây bào mòn và hư hại khớp.
Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm ở các khớp cột sống, trong đó viêm khớp cùng chậu là triệu chứng ban đầu của bệnh này.
Viêm khớp vẩy nến, một loại bệnh viêm khớp mạn tính xuất hiện ở người có bệnh viêm da vảy nến thể nghiêm trọng, gây viêm các khớp cột sống, bao gồm các khớp cùng chậu.
– Mang thai: Trong quá trình mang thai, tác động của hormone khiến cho các cơ và dây chằng của xương chậu giãn ra, các khớp cùng chậu lỏng lẻo. Ngoài ra, trọng lượng thay đổi cũng gây áp lực lên khớp cùng chậu, làm cho chúng nhanh mòn và dễ viêm hơn.
– Nhiễm trùng: Các nguyên nhân nhiễm trùng, viêm túi thừa sinh mủ do vi khuẩn Staphylococcus aureus, nhiễm khuẩn dây chằng hoặc các mô mềm quanh khớp cùng chậu, viêm đại tràng, viêm vùng kín ở phụ nữ… cũng có thể gây viêm khớp cùng chậu.
– Bên cạnh đó, những người có bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh gút… cũng được xem là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn người khác.
4. Chẩn đoán hình ảnh
– Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI)… cũng có thể được chỉ định, nếu bác sĩ nghi ngờ chấn thương là nguồn gốc cho các cơn đau hoặc để tìm kiếm biểu hiện của sự thay đổi trong khớp xương cùng.

5. Điều trị viêm khớp cùng chậu

– Tương tự như các bệnh lý cơ xương khớp khác, việc điều trị viêm khớp cùng chậu cũng được thực hiện tùy theo tình trạng bệnh. Các bác sĩ sẽ ưu tiên dùng các phương pháp dùng thuốc giảm đau, chườm nóng, chườm lạnh, nghỉ ngơi…. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, phương pháp can thiệp ngoại khoa sẽ được chỉ định.
6. Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt cho khớp cùng chậu nên có thể hữu ích cho những người bị viêm xương cùng. Người bệnh nên tập các bài vận động song song với tăng cường sức mạnh để thư giãn và giúp khớp linh hoạt hơn. Các bài tập có thể được thực hiện tại nhà hoặc ở phòng tập với các kỹ thuật viên. Tuy nhiên, trước khi tập bất kỳ bài tập nào, bạn cũng nên trao đổi với các chuyên gia cơ xương khớp để không làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn hoặc gây thêm chấn thương.
–
*
Có thể bạn quan tâm:
Triệu chứng lâm sàng của Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Triệu chứng lâm sàng của TVĐĐ CSTL được biểu hiện bằng [...]
CỨNG KHỚP GỐI SAU TRẬT KHỚP
Bệnh nhân nữ 42 tuổi bị cứng khớp gối phải sau [...]
CỨNG KHỚP CỔ TAY SAU BÓ BỘT BẤT ĐỘNG GẪY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY
Triệu chứng lâm sàng của Thoát vị đĩa đệm cột sống [...]
ĐAU THẦN KINH TOẠ CÓ PHẢI LÀ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM KHÔNG?
Thần kinh toạ là dây thần kinh ngoại biên lớn nhất [...]
CÓ MỐI LIÊN QUAN NÀO GIỮA THOÁI HÓA CỘT SỐNG VÀ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM KHÔNG?
CÓ MỐI LIÊN QUAN NÀO GIỮA THOÁI HÓA CỘT SỐNG VÀ [...]
Viêm khớp cùng chậu
ĐAU THẦN KINH TOẠ CÓ PHẢI LÀ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM [...]